Tháng tới sẽ là lần đầu tiên kể từ năm 2001 vắng bóng Chủ tịch điều hành Eric Schmidt của Google. Sau khi từ chức vào thứ 5 tuần trước, ông sẽ lui về làm hậu phương với vai trò Cố vấn kỹ thuật cho công ty mẹ Alphabet và tiếp tục các dự án về khoa học, công nghệ của riêng mình.
Tuy không phải là người sáng lập ra Google nhưng Schmidt lại có vai trò quan trong trong việc đóng góp cho công ty thuở sơ khai, đưa hãng này trở thành "huyền thoại công nghệ" trên toàn cầu. Google.com đang là trang web được truy cập nhiều nhất thế giới, liên kết với hệ điều hành Android phổ biến. Những dự án quảng cáo, kinh doanh dựa trên nền tảng của Google cũng mang về nguồn lợi nhuận khổng lồ, đóng góp vào tài sản 743 tỷ USD của công ty mẹ Alphabet.
Thế nhưng, ít ai biết rằng Google đã có một khởi đầu rất khiêm tốn, cùng nhìn lại lịch sử 21 năm của công ty qua 33 bức ảnh sau:
Google được thành lập vào năm 1996 nhưng với tên gọi khác
![]() |
Công ty được ra đời dựa vào ý tưởng của 2 sinh viên Sergey Brin và Larry Page - là Tiến sĩ trường đại học Stanford. Ban đầu, họ đặt tên cho đứa con tinh thần của mình là BackRub - một công cụ tìm kiếm cũng như xếp hạng các trang web dựa trên sự liên kết của hàng loạt trang web khác, được tạo ra bởi quá trình có tên gọi PageRank.
Page và Brin đổi tên công cụ tìm kiếm từ BackRub sang Google
![]() |
Cái tên BackRub chưa kéo dài được bao lâu thì Sergey Brin và Larry Page đã quyết định đổi thành "googol"- ám chỉ thuật toán có số 1 đầu tiên với 1 trăm số 0 sau đó (10 mũ 100) cũng là số lượng dữ liệu mà họ muốn đạt được. Văn phòng đầu tiên được đặt tại phòng ký túc tại ký túc xá đại học Standford, với cách chơi chữ của riêng mình Page và Brin đã chọn một cái tên quen thuộc và dễ đọc hơn cho công cụ tìm kiếm mới ra đời của họ - Google.
Máy chủ đầu tiên của Google được trang trí với những mảnh xếp hình Legos
![]() |
Máy chủ được đặt trong khuôn viên trường Stanford và địa chỉ web ban đầu là google.stanford.edu. Sau đó Brin và Page đã chính thức đăng ký tên miền Google.com vào ngày 15/9/1997.
Thoát khỏi băng tần của Standford, cuối cùng Google và bộ phận CNTT đã khởi động công cụ tìm kiếm của riêng mình
![]() |
Page và Brin đã chuyển vị trí của công ty còn non trẻ đến gara để xe của nhà Susan Wojcicki - một nhân viên Google tương lai và Trưởng nhóm YouTube sau này.
Cũng trong khoảng thời gian này, Brin và Page đã nhận được khoản đầu tư 100.000 USD
![]() |
Người tài trợ là Andy Bechtolsheim - thành lập ra công ty Sun Microsystems. Bằng số tiền này, Google đánh dấu trụ sở của mình tại nhà để xe vào ngày 4/9/1998.
Trang chủ đầu tiên của Google không được bắt mắt cho lắm!
![]() |
Cả 2 nhà sáng lập Page và Brin đều không có nhiều chuyên môn trong ngôn ngữ lập trình web HTML.
Năm 1999, Google gần như được mua lại bởi Excite - công cụ tìm kiếm hàng đầu tại thời điểm đó
![]() |
Excite đã có ý định mua lại Google với giá 750.000 USD tiền mặt bởi Giám đốc điều hành George Bell. Tuy nhiên, thỏa thuận đã thất bại vì các lý do vẫn còn tranh chấp, và Google vẫn tiếp tục con đường của riêng mình.
Vào tháng 3/1999, Google đã chính thức chuyển sang văn phòng tử tế đầu tiên
![]() |
Văn phòng được đặt tại đại lộ 165 Đại học ở Palo Alto - cùng tòa nhà với PayPal và Logitech.
Không lâu sau, Google cũng huy động được 25 triệu USD vốn đầu tư mạo hiểm đầu tiên
![]() |
Các nhà đầu tư bao gồm Kleiner Perkins Caufield, Byers và Sequoia Capital. Số tiền này có thể giúp các nhà phát triển phần mềm (như những người ở trên) được uống nhiều bia hơn.
Cuối năm 2000, Google ra mắt dịch vụ quảng cáo từ khóa AdWords, trở thành công cụ kiếm tiền khổng lồ
![]() |
AdWords (Advertisement keywords) cho phép các doanh nghiệp mua quảng cáo bằng cách liên kết và ưu tiên các cụm từ tìm kiếm. Đến thời điểm này, công cụ tìm kiếm Google trở nên phổ biến hơn rất nhiều. Vì vậy, AdWords đã mang lại cho công ty một luồng doanh thu ổn định để tiếp tục hiển thị các trang web dưới dạng ".com", đồng thời ưu tiên cho những start-up muốn được hiển thị tìm kiếm đầu tiên như họ muốn.
Google tiếp tục phát triển mạnh, đưa Brin và Page thành 2 ngôi sao sáng trên bầu trời công nghệ
![]() |
Trong khi nhiều công ty công nghệ đã thất bại, Google vẫn tiếp tục đạt được những thành công lớn.
Google tung ra slogan nổi tiếng: "Không làm ác - Don't be evil"
![]() |
Câu khẩu hiệu đầy đủ đã được Google chính thức nêu trong tài liệu đã được kiểm duyệt trước khi công khai đó là: "Đừng làm ác. Chúng tôi tin tưởng về lâu dài, sẽ phục vụ tốt hơn - dưới dạng cổ đông và những hình thức khác. Bởi một công ty có thể làm bất kỳ việc tốt nào cho thế giới, ngay cả khi sẵn sàng bỏ qua lợi ích ngắn hạn của mình".
Brin và Page mang Eric Schmidt về làm CEO của Google vào năm 2001
![]() |
Brin và Page đã tuyển dụng Schmitd , người thay thế vị trí CEO của Page theo sự thúc giục của Sequoia. Việc thuê Schmitd là để tách vai trò của 2 nhà sáng lập ra, với mục đích tập trung vào công nghệ riêng cho Google.
Nhóm các nhã lãnh đạo nới rộng thêm diện tích của Google, ngoài các văn phòng Palo Alto
![]() |
Vào năm 2003, Google cho thuê các cơ sở của Silicon Graphics - gã khổng lồ trong lĩnh vực công nghệ cũ. Tháng 6 năm 2006, Google đã hoàn toàn mua lại một số thuộc tính của Silicon Graphics, trong đó có Googleplex nổi tiếng của hãng hiện nay tại Mountain View với giá 319 triệu USD.
Googleplex trở thành một biểu tượng của sự thành công tại thung lũng Silicon
![]() |
Google đã thiết kế lại Googleplex trở nên kỳ quái hơn với cầu trượt để di chuyển từ tầng này đến tầng khác trong tòa nhà của mình, phá vỡ những không gian làm việc truyền thống.
Công ty công nghệ lớn đầu tiên cung cấp bữa ăn miễn phí cho nhân viên
![]() |
Các quán ăn của Google đã trở thành huyền thoại trong văn hóa nơi làm việc của Thung lũng Silicon.
" alt=""/>33 bức ảnh tái hiện 21 năm lịch sử của Google
Bảng xếp hạng Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam được coi là duy nhất có phương pháp định giá thương hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn của ISO (ISO 10668 về tiêu chuẩn định giá). Một trong những tiêu chí để xác định giá trị của một thương hiệu được Brand Finance sử dụng đó chính là mức độ ảnh hưởng của thương hiệu đối với quyết định mua của khách hàng, sự kết nối tình cảm giữa thương hiệu và khách hàng, kết quả hoạt động và tính bền vững về tài chính…
Box phải: Theo Brand Finance, tổng giá trị thương hiệu của Top 50 Việt Nam là 11,279 tỷ USD, tăng 32% so với năm ngoái. Trong đó, ngành viễn thông chiếm tỉ trọng cao nhất với 35% tổng giá trị; tiếp đến là ngành thực phẩm và ngân hàng lần lượt chiếm 15% và 11% tổng giá trị. Các thương hiệu Top 10 có tổng giá trị lên tới 7,627 tỷ USD, góp phần tạo nên 68% giá trị thương hiệu của Top 50.
Giá trị thương hiệu do Brand Finance công bố được phép sử dụng với cơ quan thuế, kiểm toán và sử dụng trong các cuộc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A). Đây là lần thứ 3 Brand Finance tiến hành hoạt động định giá thương hiệu tại Việt Nam. Qua đó, các doanh nghiệp sẽ đánh giá và định hướng được con đường mình đang đi về mặt xây dựng phát triển thương hiệu.
Nhà mạng vì khách hàng với nhiều giải thưởng uy tín
Nhiều năm qua, MobiFone không chỉ đứng đầu trong Top 10 các doanh nghiệp có giá trị thương hiệu mạnh nhất Việt Nam, nhà mạng này còn liên tục nhận được nhiều danh hiệu do các tổ chức uy tín trao tặng.
MobiFone là nhà cung cấp mạng thông tin di động đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được bình chọn là thương hiệu được khách hàng yêu thích trong 6 năm liền. Trong năm 2017, nhà mạng này được bình chọn Top 10 doanh nghiệp Việt Nam thịnh vượng năm 2017 theo Bảng xếp hạng BP500 do Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng báo điện tử VietnamNet tổ chức. Mới đây, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) đã công bố MobiFone nằm trong Top 50 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam 2017.
Để đạt được sự tin yêu này, MobiFone luôn chú trọng xây dựng thương hiệu, đặc biệt quan tâm đến hoạt động chăm sóc khách hàng. Nhà mạng mạnh tay đầu tư các chiến dịch chăm sóc khách hàng lớn với nhiều dấu ấn riêng biệt.
Mới đây để hoạt động chăm sóc khách hàng được tiến hành xuyên suốt, tổng thể, toàn diện, là trụ cột của hoạt động kinh doanh, nhà mạng đã tung ra chiến dịch chăm sóc tổng thể 360 độ cho khách hàng mang tên Care360. Bao gồm chuỗi hoạt động Kết nối dài lâu hè, mConnect, thanh toán cước, chăm sóc khách hàng VIP, tặng quà sinh nhật, lễ, Tết, tích hợp nhiều chương trình bốc thăm trúng thưởng, quay số may mắn hay tặng vé đại nhạc hội cuối năm…, Care360 được khách hàng đánh giá cao bởi tính chuyên nghiệp, toàn diện, vì khách hàng.
Nhanh nhạy trong việc tiếp cận các xu hướng mới trong thói quen của người tiêu dùng, MobiFone cũng liên tục có những chương trình, sản phẩm mới mẻ, đem đến những trải nghiệm lần đầu tiên cho khách hàng.
Nắm bắt xu thế sử dụng 4G của thế giới, MobiFone đã bắt tay hợp tác với các đối tác lớn trong và ngoài nước như KDDI, iflix, Fim+, VTC, Soha.... mang lại trải nghiệm truy cập những dịch vụ giải trí hàng đầu trên nền tảng 4G tốc độ cao cho khách hàng. Theo kết quả Cuộc khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của người tiêu dùng về nhà mạng cung cấp dịch vụ 4G tại Việt Nam năm 2017 do Tập đoàn Dữ liệu Quốc Tế IDG tổ chức, MobiFone cũng được người dùng bình chọn là "Nhà mạng có chất lượng dịch vụ 4G tiêu biểu".
Theo đại diện MobiFone,Tổng công ty Viễn thông MobiFone luôn quan tâm đến công tác chăm sóc khách hàng của mình, kịp thời cập nhật công nghệ và xu hướng tiêu dùng hiện đại để cung cấp các dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất. Bên cạnh đó, việc đầu tư một cách chuyên nghiệp cho hình ảnh và thương hiệu cũng được MobiFone chú trọng. Tất cả những yếu tố trên được liên kết và cộng hưởng lại với nhau đã giúp MobiFone trở thành nhà mạng được đánh giá là thương hiệu mạnh trong nước và khu vực.
Ngọc Hân
" alt=""/>MobiFone nhận giải Thương hiệu đắt giá Việt Nam 2017Lỗi 1: Để lộ webcam
Đây là một lỗi tương đối phổ biến với đa số người dùng laptop. Chắc hẳn bạn từng nghe đến những chiêu trò xâm nhập webcam của hacker để ngầm ghi lại những hoạt động cũng như chụp ảnh, video để tống tiền nạn nhân sau đó.
Việc bảo mật cho webcam cũng tương đối đơn giản. Chỉ cần dùng một miếng giấy note nhỏ hoặc một băng keo giấy nhỏ, dán trên webcam để che lại khi không cần dùng đến webcam. Bằng cách này chẳng những người dùng có thể gỡ ra bất cứ khi nào cần dùng mà còn có thể tránh bọn hacker đang ngấm ngầm tấn công bạn từng ngày. Đây cũng là một trong những mẹo mà CEO Mack Zuckerberg áp dụng để bảo vệ bảo mật cho bản thân.
Ngoài ra bạn cũng có thể tìm kiếm những phần mềm bảo mật uy tín có tích hợp tính năng bảo vệ webcam để phòng tránh hacker xâm nhập trong khi sử dụng webcam. Hiện Kaspersky Internet Security cũng có hỗ trợ tính năng này. Để kích hoạt hãy vào mục Bảo vệ cá nhân để Cho phép ứng dụng truy cập webcam hay không.
Lỗi 2: Cho phép trợ lý ảo Alexa hoạt động tự do
Trợ lý ảo Alexa là một công cụ thú vị với tính năng Voice Purchasing cho phép người dùng đặt hàng bằng giọng nói. Chỉ cần nói “Alexa, tôi cần thêm giấy” chẳng hạn, Amazon Echo sẽ nhanh chóng đặt hàng. Tính năng này được cung cấp cho tất cả người dùng Amazon Prime và cả Amazon Echo.
Chỉ cần đảm bảo rằng tính năng này được tắt đi khi không cần dùng đến thì bạn đã có thể tự bảo vệ mình khỏi các hacker cố tình tấn công để đánh cắp dữ liệu. Cách tắt tính năng này nhanh nhất là vào mục Settings > Voice Purchasing > tắt tính năng Voice Purchasing.
Lỗi 3: Luôn ở chế độ đăng nhập ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào
Nếu là một người dùng Internet thường xuyên hẳn bạn phải kiểm tra tài khoản Facebook, Twitter, Instagram, Youtube, Google, Zalo… hàng tá lần mỗi ngày. Bởi thế để tiết kiệm thời gian, đa phần người dùng sẽ để chế độ luôn đăng nhập ở nhiều thiết bị. Việc này cực kỳ thuận tiện cho người dùng nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ.
Hãy đảm bảo rằng mình là người duy nhất đăng nhập tài khoản. Để kiểm tra việc này tương đối dễ dàng, chỉ cần truy cập xem lịch sử hoạt động trên tài khoản xem có dòng thiết bị hay địa chỉ nào lạ truy cập tài khoản của bạn hay không. Việc kiểm tra sẽ tương đối khác ở các loại mạng xã hội khác nhau, nhưng ở trên Facebook thì bạn có thể kiểm tra bằng cách nhấp vào mũi tên xuống ở góc phải phía trên màn hình > Activity Log > Filters.
" alt=""/>Những lỗi bảo mật cơ bản nhiều người dùng dễ mắc phải